TT - Nguy cơ tuyệt chủng của chó Phú Quốc từng được nêu ra ngay trong bài báo viết về loài chó có dải lông mọc ngược rất đặc biệt này. Tác giả là ông Fernand Doceul, người đã nhân giống chó Phú Quốc vào cuối thế kỷ 19 và tặng lại vườn thực vật Paris.
Một chú chó Phú Quốc trèo qua cổng rào cao 2m tại trại Thanh Nga trên đảo Phú Quốc - Ảnh: Quốc Hưng
Ảnh: Phú Quốc Đạt Khuyển
Bài được đăng trên tờ Le Chenil, số ra ngày 30-7-1891, có đoạn: “Những cư dân trên đảo (Phú Quốc) khẳng định với tôi rằng chúng đang có nguy cơ biến mất và hầu như chỉ còn lại vài con, do người An Nam đã mang những con chó thuộc các giống thông thường ra đảo và cho lai với những con chó ở đảo...“.
Tháng 7-2007 tại TP.HCM, hồi chuông cảnh báo về họa tuyệt chủng của chó Phú Quốc lại được gióng lên từ cuộc hội thảo chuyên đề về giống chó này: chỉ còn khoảng 1% chó Phú Quốc thuần chủng, số còn lại đã bị lai tạp các giống khác!
Mới đây vào đầu năm 2011, một chuyên gia người Mỹ đến từ Viện Huấn luyện chó K9 nổi tiếng của Mỹ đã ra đảo Phú Quốc tìm mua bốn con chó Phú Quốc mang về huấn luyện nghiệp vụ cho một dự án khai thác kim loại quý ở Việt Nam. Anh này mất gần một tháng “quần” khắp đảo, cả ở thị xã Rạch Giá của Kiên Giang rồi thất vọng kết luận: “Không có chó Phú Quốc nào thuần chủng!”.
Phóng to
Năm 2007, có một chàng trai 26 tuổi đã bỏ công khảo cứu sâu hơn về những tiêu chuẩn dân gian đối với chó săn Phú Quốc. Chàng trai đó là Lê Văn Quốc Hưng, hiện là ủy viên ban chấp hành Hiệp hội Những người nuôi chó giống Việt Nam (VKA).
“Tôi kỳ vọng có thể vận dụng những tiêu chuẩn dân gian để gìn giữ những đặc tính của chó Phú Quốc cổ trong quá trình lai tạo, bảo tồn” - anh Hưng nói về công trình của mình như một gửi gắm. Những khảo cứu của anh cho ra chân dung loài chó Phú Quốc khá rõ ràng.
Chó Phú Quốc qua con mắt dân gian
Tại Phú Quốc xưa kia, do cách biệt địa lý, từng có những dòng chó lông xoáy sống ở những khu vực khác nhau trên đảo mang những nét di truyền ổn định khác biệt. Chó khu vực Cửa Cạn, Ba Trại, Đồng Bà có trọng lượng 12-16kg, nhỏ con nhưng nhanh nhẹn, thiên về lùng sục, rượt đuổi và săn mồi nhỏ. Chó khu vực Bắc Đảo (Rạch Vẹm, Gành Dầu) thường có màu đen, lớn con, trọng lượng 16-20kg, có con đạt 25-30kg, thiên về săn thú lớn, đấu tay đôi với heo rừng và nai.
Chó Phú Quốc không chỉ giỏi leo trèo mà còn nhảy rất cao, một "kỳ tích" mà chó Thái lông xoáy và nhiều giống chó khác khó thể làm nổi. Ảnh: Quốc Hưng
Nhiều thợ săn như bác Sáu Khương thích chó Bắc Đảo vì họ thường săn bắt thú lớn trong rừng nguyên sinh ở Gành Dầu, Cửa Cạn.
Nhỏ nhất là chó khu vực Suối Tranh - Suối Đá, chỉ “nhỉnh hơn chó phốc chút xíu, lông sát gần như trụi, đuôi khô nổi lên từng khấc như đốt trúc”. Bác thợ săn Chín Cua Đinh kể: “Có con chó nhỏ xíu, gặp thân cây đổ leo qua còn hổng nổi, vậy mà nó săn rất hay, lần nào cũng trúng”.
Mỗi đàn chó đi săn thường có 3-6 con, với một con làm đầu đàn. Chó trong đàn săn không nhất thiết phải lớn con. Chó nhỏ vóc nhưng đánh hơi tốt vẫn được vô đàn săn. Thợ săn thường đặt tên chó là con Cắn, con Rượt, con Đuổi... để lúc gặp con mồi là thuận miệng hô: “Cắn nó”, “Đuổi nó”, “Rượt nó”...
Kiểu săn chính của chó Phú Quốc là lùng sục kết hợp rượt đuổi quãng ngắn, thích hợp với cách săn mồi trong rừng nguyên sinh, rừng chồi với cây cối và gai, bụi um tùm. Màu lông chó săn phải tiệp với màu rừng nên những con trắng đốm thường không được chọn vì màu lông quá sáng, dễ bị con mồi phát hiện.
Thợ săn Phú Quốc không ưu tiên chọn những chó có móng đeo vì dễ làm chó bị vướng dây choại, búi cỏ khô... trong rừng.
Phần lớn chó Phú Quốc là con hơi đất (có rãnh nhân trung cạn, hay chúi mũi xuống đất hít, khịt, rất nhạy mùi con mồi để lại dưới đất), trong khi chó đầu đàn bắt buộc phải là con hơi gió (rãnh nhân trung sâu, trong mũi có một khoang rộng, rất giỏi theo mùi hơi vương trong gió dù con mồi có băng qua sông, suối). Trong đàn săn phải phối hợp cả chó hơi đất lẫn hơi gió để đảm bảo khả năng săn đuổi hiệu quả trên nhiều địa hình. Các tiêu chuẩn dân gian của bộ hơi còn tập trung vào mũi của chó: mũi khít thì rít hơi mạnh, mũi ướt thì thính mũi.
Chó đầu đàn phải đạt các tiêu chuẩn của bộ cắn: bộ ria mép và râu cằm hướng về phía trước, mắt sâu, mõm to và bằng (gan dạ, dạn cắn). Những con chó loại này dám đấu tay đôi, đeo và cắn vào cổ thú lớn như nai hay heo rừng.
Thợ săn Phú Quốc còn đúc kết các tiêu chuẩn của bộ chạy như chó mình lá (ngực sâu, mông cao hơn đầu, chạy lâu không mệt), chó vừa chạy vừa kêu hắc hắc (chạy bền, hơi giỏi). Họ cũng thích chó sườn khít, cẳng chân thẳng và nhỏ (chạy tốt, nhẹ chân), khoeo chân sau thẳng (búng, bật tốt), bàn chân chụm hình sò huyết (dạng chân mèo, chạy nhẹ nhàng, gọn gàng) và tránh chọn chó có bàn chân tượng (dạng chân thỏ hay bị đạp gai, què chân).
Một thợ săn Phú Quốc, ông Minh Đìa, tin rằng chó săn có xoáy lưng đối xứng kéo dài từ bả vai đến cuối hông là chó thiện chiến, săn lần nào cũng trúng. Xoáy bên hông, tại phần eo, là chó săn được mồi lớn. Chó có xoáy “túi tiền”, xoáy “bị gạo” (bên hông sườn) là “chó may độ”, săn lần nào bắt được mồi lần đó.
Chó “may độ” cũng phải có đuôi vót cần câu, gục gục theo nhịp đi. Họ cũng chọn chó bỏ đuôi đúng bên (đực trái, cái phải), nếu không bỏ đúng bên thì coi như... “bỏ luôn con chó”. Chó lông dày thì “nặng nước” và “nhát nước”, lông sát thì “nhẹ nước”, “dạn nước”. Chó trán bằng sống dai, chó trán vồ hay chết yểu.
Các thợ săn kỳ cựu cũng phủ nhận một số truyền thuyết như lưỡi đốm đen rắn cắn không chết, vì từng có nhiều đàn săn bị tổn thất do chó săn bị rắn cắn trong khi đi săn hoặc bảo vệ chủ...
Nguy cơ từ chó Phú - Thái
Gần mười năm qua đã xuất hiện những chó Phú Quốc lai chó becgiê Đức, chó Phú Quốc lai pitbull, lai chihuahua, lai với chó Thái lông xoáy (được gọi là chó Phú - Thái... Mới đây, vài người có ý định cho chó Phú Quốc lai với chó rhodesia lông xoáy ở Nam Phi, hay lai với chó akita inu - quốc khuyển của nước Nhật!
Bài được đăng trên tờ Le Chenil, số ra ngày 30-7-1891, có đoạn: “Những cư dân trên đảo (Phú Quốc) khẳng định với tôi rằng chúng đang có nguy cơ biến mất và hầu như chỉ còn lại vài con, do người An Nam đã mang những con chó thuộc các giống thông thường ra đảo và cho lai với những con chó ở đảo...“.
Tháng 7-2007 tại TP.HCM, hồi chuông cảnh báo về họa tuyệt chủng của chó Phú Quốc lại được gióng lên từ cuộc hội thảo chuyên đề về giống chó này: chỉ còn khoảng 1% chó Phú Quốc thuần chủng, số còn lại đã bị lai tạp các giống khác!
Mới đây vào đầu năm 2011, một chuyên gia người Mỹ đến từ Viện Huấn luyện chó K9 nổi tiếng của Mỹ đã ra đảo Phú Quốc tìm mua bốn con chó Phú Quốc mang về huấn luyện nghiệp vụ cho một dự án khai thác kim loại quý ở Việt Nam. Anh này mất gần một tháng “quần” khắp đảo, cả ở thị xã Rạch Giá của Kiên Giang rồi thất vọng kết luận: “Không có chó Phú Quốc nào thuần chủng!”.
Phóng to
Chó Phú Quốc chèo |
Năm 2007, có một chàng trai 26 tuổi đã bỏ công khảo cứu sâu hơn về những tiêu chuẩn dân gian đối với chó săn Phú Quốc. Chàng trai đó là Lê Văn Quốc Hưng, hiện là ủy viên ban chấp hành Hiệp hội Những người nuôi chó giống Việt Nam (VKA).
“Tôi kỳ vọng có thể vận dụng những tiêu chuẩn dân gian để gìn giữ những đặc tính của chó Phú Quốc cổ trong quá trình lai tạo, bảo tồn” - anh Hưng nói về công trình của mình như một gửi gắm. Những khảo cứu của anh cho ra chân dung loài chó Phú Quốc khá rõ ràng.
Chó Phú Quốc qua con mắt dân gian
Tại Phú Quốc xưa kia, do cách biệt địa lý, từng có những dòng chó lông xoáy sống ở những khu vực khác nhau trên đảo mang những nét di truyền ổn định khác biệt. Chó khu vực Cửa Cạn, Ba Trại, Đồng Bà có trọng lượng 12-16kg, nhỏ con nhưng nhanh nhẹn, thiên về lùng sục, rượt đuổi và săn mồi nhỏ. Chó khu vực Bắc Đảo (Rạch Vẹm, Gành Dầu) thường có màu đen, lớn con, trọng lượng 16-20kg, có con đạt 25-30kg, thiên về săn thú lớn, đấu tay đôi với heo rừng và nai.
Chó Phú Quốc không chỉ giỏi leo trèo mà còn nhảy rất cao, một "kỳ tích" mà chó Thái lông xoáy và nhiều giống chó khác khó thể làm nổi. Ảnh: Quốc Hưng
Nhiều thợ săn như bác Sáu Khương thích chó Bắc Đảo vì họ thường săn bắt thú lớn trong rừng nguyên sinh ở Gành Dầu, Cửa Cạn.
Nhỏ nhất là chó khu vực Suối Tranh - Suối Đá, chỉ “nhỉnh hơn chó phốc chút xíu, lông sát gần như trụi, đuôi khô nổi lên từng khấc như đốt trúc”. Bác thợ săn Chín Cua Đinh kể: “Có con chó nhỏ xíu, gặp thân cây đổ leo qua còn hổng nổi, vậy mà nó săn rất hay, lần nào cũng trúng”.
Mỗi đàn chó đi săn thường có 3-6 con, với một con làm đầu đàn. Chó trong đàn săn không nhất thiết phải lớn con. Chó nhỏ vóc nhưng đánh hơi tốt vẫn được vô đàn săn. Thợ săn thường đặt tên chó là con Cắn, con Rượt, con Đuổi... để lúc gặp con mồi là thuận miệng hô: “Cắn nó”, “Đuổi nó”, “Rượt nó”...
Kiểu săn chính của chó Phú Quốc là lùng sục kết hợp rượt đuổi quãng ngắn, thích hợp với cách săn mồi trong rừng nguyên sinh, rừng chồi với cây cối và gai, bụi um tùm. Màu lông chó săn phải tiệp với màu rừng nên những con trắng đốm thường không được chọn vì màu lông quá sáng, dễ bị con mồi phát hiện.
Thợ săn Phú Quốc không ưu tiên chọn những chó có móng đeo vì dễ làm chó bị vướng dây choại, búi cỏ khô... trong rừng.
Phần lớn chó Phú Quốc là con hơi đất (có rãnh nhân trung cạn, hay chúi mũi xuống đất hít, khịt, rất nhạy mùi con mồi để lại dưới đất), trong khi chó đầu đàn bắt buộc phải là con hơi gió (rãnh nhân trung sâu, trong mũi có một khoang rộng, rất giỏi theo mùi hơi vương trong gió dù con mồi có băng qua sông, suối). Trong đàn săn phải phối hợp cả chó hơi đất lẫn hơi gió để đảm bảo khả năng săn đuổi hiệu quả trên nhiều địa hình. Các tiêu chuẩn dân gian của bộ hơi còn tập trung vào mũi của chó: mũi khít thì rít hơi mạnh, mũi ướt thì thính mũi.
Chó đầu đàn phải đạt các tiêu chuẩn của bộ cắn: bộ ria mép và râu cằm hướng về phía trước, mắt sâu, mõm to và bằng (gan dạ, dạn cắn). Những con chó loại này dám đấu tay đôi, đeo và cắn vào cổ thú lớn như nai hay heo rừng.
Thợ săn Phú Quốc còn đúc kết các tiêu chuẩn của bộ chạy như chó mình lá (ngực sâu, mông cao hơn đầu, chạy lâu không mệt), chó vừa chạy vừa kêu hắc hắc (chạy bền, hơi giỏi). Họ cũng thích chó sườn khít, cẳng chân thẳng và nhỏ (chạy tốt, nhẹ chân), khoeo chân sau thẳng (búng, bật tốt), bàn chân chụm hình sò huyết (dạng chân mèo, chạy nhẹ nhàng, gọn gàng) và tránh chọn chó có bàn chân tượng (dạng chân thỏ hay bị đạp gai, què chân).
Một thợ săn Phú Quốc, ông Minh Đìa, tin rằng chó săn có xoáy lưng đối xứng kéo dài từ bả vai đến cuối hông là chó thiện chiến, săn lần nào cũng trúng. Xoáy bên hông, tại phần eo, là chó săn được mồi lớn. Chó có xoáy “túi tiền”, xoáy “bị gạo” (bên hông sườn) là “chó may độ”, săn lần nào bắt được mồi lần đó.
Chó “may độ” cũng phải có đuôi vót cần câu, gục gục theo nhịp đi. Họ cũng chọn chó bỏ đuôi đúng bên (đực trái, cái phải), nếu không bỏ đúng bên thì coi như... “bỏ luôn con chó”. Chó lông dày thì “nặng nước” và “nhát nước”, lông sát thì “nhẹ nước”, “dạn nước”. Chó trán bằng sống dai, chó trán vồ hay chết yểu.
Các thợ săn kỳ cựu cũng phủ nhận một số truyền thuyết như lưỡi đốm đen rắn cắn không chết, vì từng có nhiều đàn săn bị tổn thất do chó săn bị rắn cắn trong khi đi săn hoặc bảo vệ chủ...
Nguy cơ từ chó Phú - Thái
Gần mười năm qua đã xuất hiện những chó Phú Quốc lai chó becgiê Đức, chó Phú Quốc lai pitbull, lai chihuahua, lai với chó Thái lông xoáy (được gọi là chó Phú - Thái... Mới đây, vài người có ý định cho chó Phú Quốc lai với chó rhodesia lông xoáy ở Nam Phi, hay lai với chó akita inu - quốc khuyển của nước Nhật!
Ảnh: Phú Quốc Đạt Khuyển
Ông Bùi Quốc Việt, ủy viên ban chấp hành VKA - phụ trách giống chó Phú Quốc, ước tính có hơn 800 chó Phú - Thái trên cả nước, nhiều hơn cả số chó Phú Quốc có thể đạt chuẩn xác nhận của VKA.
Ông Lê Tuấn, chủ trại TrangLe Neapolitan Mastiff nổi tiếng ở Bắc Mỹ - người đã nhân giống ra nhiều chó đẹp, đoạt nhiều chức vô địch, nói dứt khoát: “Cần phải loại chó Phú - Thái ra khỏi chương trình bảo tồn và phát triển chó Phú Quốc. Mục tiêu quan trọng của chúng ta là sàng lọc nhằm bảo tồn và phát triển chó Phú Quốc với tư cách dòng chó săn nguyên thủy có dải lông mọc ngược trên lưng để Liên đoàn Các hiệp hội nuôi chó giống quốc tế (FCI) công nhận lại một giống chó, chứ không phải lai tạo một giống chó mới để đăng ký với FCI!”.
Ông Bùi Quốc Việt, ủy viên ban chấp hành VKA - phụ trách giống chó Phú Quốc, ước tính có hơn 800 chó Phú - Thái trên cả nước, nhiều hơn cả số chó Phú Quốc có thể đạt chuẩn xác nhận của VKA.
Ông Lê Tuấn, chủ trại TrangLe Neapolitan Mastiff nổi tiếng ở Bắc Mỹ - người đã nhân giống ra nhiều chó đẹp, đoạt nhiều chức vô địch, nói dứt khoát: “Cần phải loại chó Phú - Thái ra khỏi chương trình bảo tồn và phát triển chó Phú Quốc. Mục tiêu quan trọng của chúng ta là sàng lọc nhằm bảo tồn và phát triển chó Phú Quốc với tư cách dòng chó săn nguyên thủy có dải lông mọc ngược trên lưng để Liên đoàn Các hiệp hội nuôi chó giống quốc tế (FCI) công nhận lại một giống chó, chứ không phải lai tạo một giống chó mới để đăng ký với FCI!”.
Nguồn: https://tuoitre.vn/truy-tim-can-cuoc-cho-phu-quoc---ky-4-loi-canh-bao-tram-nam-truoc-449724.htm
0 Nhận xét