Bệnh viêm ruột cấp trên chó Phú Quốc do nhiễm khuẩn

BỆNH VIÊM RUỘT CẤP DO NHIỄM KHUẨN
(Acute enteritis)

Bệnh viêm ruột cấp do nhiễm khuẩn thường xảy ra ở các giống chó, mèo các lứa tuổi. Bệnh diễn biến nhanh, không điều trị kịp thời tỷ lệ chết cao 70-100%


I. NGUYÊN NHÂN


Nguyên nhân gây bệnh viêm ruột cấp cho chó mèo rất đa dạng có thể víut (Parvovirut), có thể do ký sinh trùng (giun đũa, giun móc, sán dây), có thể do đơn bào ký sinh (amip, trùng roi), có thể do nấm hay do các vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hoá. Chúng ta quan tâm đến bệnh viêm ruột cấp do nhiễm khuẩn do một số khóm vi khuẩn gây ra.

Vi khuẩn Salmonella: Các chủng Salmonella enteritis, S.paratyphi A, B, S. murium là tác nhân gây bệnh cho động vật có vú, trong đó kể cả người

Vi khuẩn E. coli: Nhóm vi khuẩn này cư trú trong ruột già của chó mèo và động vật máu nóng, có nhêìu chủng sản sinh độc tố, gây dung huyết.

Nhóm vi khuẩn yếm khí: Clỏtudium perfringens, Necrophorus gây hoại tử ruột cho chó.Ngoài ra còn một số vi khuẩn khác.

- Các chủng vi khuẩn này có sẵn trong đường tiêu hoá, khi khả năng đề kháng của cơ thể giảm thấp, vi khuẩn tăng sinh, tiết độc tố và gây bệnh. Mặt khác thức ăn, nước uống và môi trường xung quanh bị ô nhiễm, vi khuẩn theo đường tiêu hoá vào cơ thể và gây bệnh.

II. TRIỆU CHỨNG


Thời kỳ nung bệnh 1-2 ngày, con vật ít ăn hoặc bỏ ăn, mệt mỏi, hay uống nước, sốt cao 40-410C.
- Tiếp theo đó nôn mửa liên tục, sau khi ăn nôn ra thức ăn, ngay cả uống nước cũng nôn, đồng thời phân lúc đầu táo sau tiêu chảy dữ dội, toé toàn nước tanh khẳm. Thời kỳ cuối chó thường bị chảy máu ruột, nôn, phân có màu đỏ xẫm hay màu đỏ tươi.

- Vật bệnh bị mất nước nhiều, rối loạn chất điện giải thiếu máu, truỵ tim mạch và chết rất nhanh trong vòng 2-4 ngày trong trạng thái nhiệt độ hạ (36-370C), huyết áp hạ, tim đập nhanh, chó kiệt sức không dậy được, chỉ nằm một chỗ, phân lỏng rỉ ra hậu môn.

III. CHẨN ĐOÁN


Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng: Bệnh viêm ruột cấp có các triệu chứng: nôn mửa liên tục, tiêu chảy phân tanh có lẫn máu và niêm mạc ruột.

Bệnh xảy ra ở chó dưới 6 tháng thường nặng và tỷ lệ chết cao hơn ở chó trưởng thành, mèo nhỏ cũng có tỷ lệ chết cao hơn mèo trưởng thành

IV. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH


1. Phòng bệnh
- Phòng bệnh bằng chăm sóc nuôi dưỡng chu đáo luôn luôn là biện pháp hàng đầu và rất quan trọng: thường xuyên chăm sóc nuôi dưỡng cho chu đáo, cho ăn no đủ chất, chỉ chó ăn thức ăn chín, không cho ăn thức ăn ôi thiu vì trong đó chứa nhiều vi khuẩn đường ruột, nước uống phải đảm bảo sạch sẽ.
- Vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi và môi trường xung quanh bằng:
+ Dung dịch sát trùng (thành phần gồm Chloramin B và Bezalkonium chloride) cứ 100ml dung dịch sát trùng cho 50m2 chuồng nuôi, hay pha loãng 5-10 lần để tiêu độc dụng cụ.
+ ND. Iodine (thành phần gồm PVP Iodine, Kalium iodine), sát trùng tiêu độc chuồng nuôi và môi trường xung quanh.
- Phải cách ly vật bị bệnh, không nhốt chung, không cho tiếp xúc, ăn uống cùng với vật khoẻ để tránh lây nhiễm
- Tích cực điều trị cho khỏi bệnh sau đó định kỳ hàng năm tiêm vacxin phòng bệnh carê và parvo cho chó và tẩy giun sán 3-6 tháng/lần, tránh tác động cơ giới của giun sán dẫn đến viêm đường tiêu hoá cho chó mèo.
2. Điều trị

Phần1: ĐIỀU TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÂY Y


- Điều trị nguyên nhân gây bệnh:
Dùng một trong các loại kháng sinh đặc hiệu sau:
+ Streptomycin: Tiêm bắp liều 20mg/kg thể trọng, chia 2 lần trong ngày.
+ Gentamincin: Tiêm bắp liều 10mg/kg thể trọng, chia 2 lần trong ngày.
+ Bisepton (Trimazol): Cho uống liều 1g/10kg thể trọng, ngày uống hai lần
+ Trimethoxazol 24%: Tiêm bắp liều 1ml/con, tiêm liên tục 7 ngày liền.
Hiện nay trên thị trường thuốc thú y có một số hoá dược đặc trị viêm ruột, ta có thẻ dùng một trong các hoá dược sau:
+ Enro. Amoxy: Thành phần gồm có Amoxyciline, Colistine, Enrofloxacine và Vitamin B. complex. Cho chó uống với liều 1g/ 5kg thể trọng. Ngày uống 2 lần.
+ Enroflox. T: Thành phần gồm Enrofloxacine, Sulphađimiin, Trimethoprime. Tiêm bắp thịt liều 1ml/5kg thể trọng, ngày tiêm hai lần.

- Chữa triệu chứng:
+ Kết hợp thuốc chống nôn Atropin: Tiêm bắp 1ml/con. Hoặc Stugerol cho chó uống 1 viên/lần/con.
+ Vitamin K: Chống xuất huyết. Tiêm bắp 1ml/con, ngày tiêm 2 lần
+ Dung thuốc có tác dụng se niêm mạc ruột như: Tanin, Carbonat bismuth
+ Dung dịch điện giải: Pha theo hướng dẫn cho uống liên tục trong ngày, chống mất nước.

- Bổ sung các thuốc trợ lực như:
+ Truyền huyết thành mặn ngọt đẳng trương 100 – 150ml/10kg thể trọng/ ngày.
+ Glucoza 30%: Tiêm mạch máu với liều 1ml/con
+ Vitamin B1 2,5%: Chống thiếu máu, liều 10g/ngày
+ Promix (thành phần gồm Promethazine, Dipirone, Dexamethasone): Giảm sốt, an thần. Tiêm bắp 1ml/5kg thể trọng ngày

Phần 2: MỘT SỐ BÀI THUỐC NAM CHỮA TIÊU CHẢY DO VIÊM RUỘT


+ Bài 1: Hoàng đằng 500g
Bột cỏ sữa nhỏ lá 500g
Nước sạch 1000ml
Đun sôi, cô đặc còn 300ml, chắt lấy nước, cho thêm đường glucoza và cho chó uống với liều 10ml/kg thể trọng. Ngày uống 2-3 lần, uống liên tục 7-10 ngày.
+ Bài 2: Lá hoắc hương 500g
Vò cây vối 500g
Nụ sim hay lá ổi 500g
Nước sạch 1000ml
Đun sôi, cô đặc còn 300ml, chắt lấy nước, có thể cho thêm một ít đường cho chó dễ uống với liều 1ml/kg thể trọng để chữa tiêu chảy phân có mùi chua, tanh, nhiều bọt.
+ Bài 3: Vỏ quả măng cụt khô 30g
Hạt mùi 3g
Hạt thìa lìa 3g
Nước 100ml
Đun sôi sắc kỹ cho cạn còn 300 ml. Cho chó uống liên tục trong ngày để chữa bệnh tiêu chảy.
+ Bài 4: Ngũ bột tử: liều 0,5 – 1g
Cho nước ngập và đun sôi, cô đặc cho uống 1 lần ngày uống từ 2-3 lần.
Hoặc 0,5 -1 g Ngũ bột tử tán nhỏ thành bột hoà nước và cho uống
Hoặc Ngũ bột tử tán thành bột, thêm hồ vào, viên thành viên bằng hạt đậu xanh. Ngày uống từ 15-20 viên.
+ Bài 5: Hồ tiêu 100g
Bán hạ: 100g
Tán nhỏ, dùng nước gừng viên bằng hạt đậu. Ngày uống 15-20 viên
Dùng nước gừng chiêu thuốc để chữa tiêu chảy và chống nôn.


0 Nhận xét