Bệnh cầu trùng là gì? |
I. BỆNH CẦU TRÙNG LÀ GÌ?
Bệnh cầu trùng gia cầm là một trong những bệnh phổ biến nhất trên thế giới. Nó gây ra thiệt hại kinh tế do tỷ lệ chết, giảm thể trọng cộng với các chi phí liên quan đến kiểm soát phòng ngừa và điều trị, đồng thời khiến gia cầm đi đến bệnh viêm ruột hoại tử. Thiệt hại hàng năm trên toàn thế giới ước tính hơn 3 tỷ USD.
Bài viết chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, phòng ngừa và điều trị một căn bệnh tốn kém và phổ biến là bệnh cầu trùng trên gia cầm.
II. NGUYÊN NHÂN BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN GÀ
Bệnh cầu trùng là do ký sinh trùng đơn bào thuộc giống Eimeria gây ra. Đây là những ký sinh trùng nội bào bắt buộc với vòng đời phức tạp bao gồm cả giai đoạn hữu tính và vô tính. Ở gia cầm, Eimeria ảnh hưởng đến ruột khiến nó dễ mắc các bệnh khác (viêm ruột hoại tử) và làm cho cơ quan này giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.
Thực hành chăn nuôi gia cầm hiện đại tạo điều kiện cho việc phân bố bệnh này trong các chuồng nuôi gia cầm. Giữa các chuồng gia cầm, bệnh lây truyền cơ học qua các vật mang như côn trùng và chim hoang. Trong khi trứng của Eimeria (các noãn bào, noãn nang, kén hợp tử, oocysts) có thể được chuyên chở theo cách cơ học bởi các loài chim hoang, những ký sinh trùng này là đặc trưng của ký chủ, do đó, chim hoang không đảm nhiệm như một vật chứa sinh học.
Vòng đời của cầu trùng Eimeria bắt đầu bằng việc nuốt phải các noãn bào (kén hợp tử) trưởng thành. Mỗi noãn bào dễ lây nhiễm được hình thành bởi bốn bào tử nang và lần lượt mỗi bào tử nang chứa hai bào tử. Muối mật và chymotrypsin kích thích giải phóng các bào tử từ noãn bào này. Sau khi được giải phóng, các bào tử giải phóng các thoa trùng và các thoa trùng này xâm chiếm các tế bào ruột, bắt đầu cho giai đoạn phát triển vô tính gọi là sinh sản nứt rời.
Sau một số lượng khác nhau của chu kỳ sinh sản vô tính, giao tử được hình thành và giai đoạn phát triển sinh sản hữu tính bắt đầu (sinh sản hữu giao). Giai đoạn sinh sản hữu tính chấm dứt với việc sản xuất và giải phóng noãn bào vào xoang ruột. Khi ở trong môi trường ruột, các noãn bào phải hình thành bào tử để thích hợp cho lây nhiễm. Quá trình sinh bào tử thường mất từ 2 đến 3 ngày tùy theo điều kiện môi trường
III. TRIỆU CHỨNG BỆNH CẦU TRÙNG
Bệnh cầu trùng gà có hai dạng: Cầu trùng manh tràng và cầu trùng ruột non, đôi khi kết hợp cả hai thể cùng một lúc.
- Bệnh cầu trùng ở manh tràng: Bệnh thường xảy ra lúc gà từ 3 đến 7 tuần tuổi (khá phổ biến). Gà có biểu hiện kêu nhiều, ăn ít, uống nước nhiều, gà xệ cánh, xù lông, đi phân sệt có màu đỏ nâu, phân gà sáp hoặc có máu tươi.
- Bệnh cầu trùng ở ruột non (tá tràng): Phổ biến ở gà giò, gà bị viêm ruột, tiêu chảy thất thường, phân có lẫn máu màu nâu sậm (phân gà sáp), có khi thấy máu tươi.
IV. CÁCH PHÒNG BỆNH CẦU TRÙNG
- Phòng bệnh bằng thuốc: Dùng thuốc trộn vào thức ăn hoặc nước uống để khống chế bệnh cầu trùng bộc phát như đã trình bày ở trên.
- Phòng bệnh bằng biện pháp vệ sinh thú y:
- Nuôi trên nền thì phải có lớp độn chuồng hút ẩm và khô ráo.
- Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh và sát trùng chuồng trại với một trong các thuốc như BIO-GUARD, BIODINE, BIOXIDE hoặc BIOSEPT, sau đó thay lớp độn chuồng mới.
- Chuồng phải thông thoáng, không bị lạnh hoặc quá nóng.
- Nuôi gà thả ngoài sân thì sân phải khô ráo và nên trải một lớp cát.
V. ĐIỀU TRỊ BỆNH CẦU TRÙNG
Khi phát hiện gà bị mắc bệnh cầu trùng có thể dùng một trong các loại thuốc sau:
- Vinacoc, Han coc hoặc Sulfacoc: liều lượng hòa 4g/lít nước, uống liên tục trong 3 ngày. Trường hợp bệnh chưa khỏi hẳn thì 5 ngày sau cho uống thêm một đợt thuốc 2 ngày nữa.
- Vime anticoc: liều lượng 1g/1lít nước sạch cho uống hoặc 5g/4,5kg thức ăn dùng liên tục trong 5 ngày.
- Nova-coc: liều lượng 2g/lít nước, trong 3 ngày liên tục, sau đó nghỉ 2 ngày rồi tiếp tục dùng thuốc trong 2 ngày.Kết hợp chăm sóc nuôi dưỡng tốt và bổ sung chất điện giải, vitaminK, ADEcomplex để tăng cường sức đề kháng, mau phục hồi bệnh./.
Tổng hợp bởi; SARU. COM.VN
0 Nhận xét