Phối giống chó Phú Quốc
Phối giống chó Phú Quốc cần được thực hiện đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho cả chó đực và chó cái, đồng thời giúp duy trì các đặc điểm thuần chủng …
Hiểu về Nông nghiệp để phát triển và làm giàu
Trong địa lý sinh học, loài bản địa hay giống địa phương là một loài có nguồn gốc địa phương trong một khu vực hoặc hệ sinh thái nhất định và sự tồn tại của loài này ở đó là kết quả của quá trình tiến hóa tự nhiên chứ không có sự can thiệp của con người..
Nông nghiệp bền vững là phương pháp canh tác nhằm duy trì và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo sản xuất lương thực lâu dài và không gây hại cho môi trường hoặc làm cạn kiệt tài nguyên. Nó bao gồm các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến đất đai, nước và đa dạng sinh học, đồng thời giúp duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và hỗ trợ sinh kế bền vững cho người nông dân. Một số nguyên tắc chính của nông nghiệp bền vững bao gồm:Bảo vệ đất và nước, Tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, Tôn trọng đa dạng sinh học, Giảm sử dụng hóa chất, Phát triển kinh tế cộng đồng. Nông nghiệp bền vững không chỉ hướng đến năng suất cao mà còn tìm cách đạt được lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường một cách cân bằng, giúp duy trì lâu dài cho thế hệ sau.
- Bảo vệ và khôi phục độ phì đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Tối ưu hoá được việc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên của nông trại. - Đảm bảo đầy đủ và đáng tin cậy nguồn thu nhập của nông trại. - Đạt được sự hoà hợp của các chu trình sinh học tự nhiên và kiểm soát được chúng. - Giảm thiểu việc sử dụng các nguồn không tái sinh được và nguồn đầu vào của sản xuất phải mua từ bên ngoài. - Khuyến khích được gia đình và cộng đồng nông dân. - Giảm được những tác động xấu đến môi trường, sức khỏe con người, sự an toàn, các loài hoang dại, chất lượng nước.
- Đối với kinh tế: Nông nghiệp là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, các sản phẩm của nông nghiệp là nguồn cung cấp đầu vào quan trọng của công nghiệp chế biến, qua đó nâng cao giá trị của nông sản, đặc biệt là hướng đến xuất khẩu. - Đối với xã hội: Về mặt xã hội, vai trò của phát triển nông nghiệp bền vững là sự đóng góp cụ thể của nông dân cho sự phát triển của xã hội, đảm bảo sự công bằng trong phát triển, nâng cao thu nhập cho người nông dân, cải thiện chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo cuộc sống của gia đình, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội.
- Vải Thiều - Nhãn lồng - Bưởi đỏ Mê Linh - Cam Canh - Quýt Tích Giang - xoài Yên Châu (Sơn La) - Lúa Nếp cái hoa vàng - Sâm Ngọc Linh...
- Gà Đông Tảo - Gà Hồ - Gà H'Mông - Gà Ri - Gà Lạc Thủy - Gà 9 cựa - Chó Phú Quốc - Chó H-Mông Cộc Đuôi - Chó Bắc Hà - Chó Lài - Lợn ỉ, lợn mán, lợn Táp Ná, lợn Vân Pa, lợn Móng Cái ...
Việc phát triển con nuôi bản địa đã và đang trở thành biện pháp hữu hiệu góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là người dân ở khu vực miền núi. Để việc gìn giữ và phát triển giống vật nuôi bản địa hiệu quả, bền vững, tỉnh ta cần xây dựng những chương trình nghiên cứu tổng thể về nguồn gen, mức độ di truyền, chất lượng sản phẩm... Đồng thời, các địa phương cần hướng tới xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho những sản phẩm có nguồn gốc bản địa để hỗ trợ và thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao hiệu quả kinh tế cho đàn vật nuôi..
Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nguồn gen lợn bản địa đa dạng và phong phú. Mỗi giống đều có những đặc tính, đặc điểm di truyền riêng. Gần đây, một số giống lợn bản địa đã bị giảm mạnh về số lượng và bị lai với các giống khác, dẫn đến tình trạng một số giống bản địa gần như hoặc đã tuyệt chủng. Nhận thức được điều này, Viện Chăn nuôi đã đề xuất và được phê duyệt thực hiện dự án “Thành lập hệ thống ngân hàng gen đông lạnh cho các giống lợn bản địa Việt Nam và phát triển hệ thống chăn nuôi bền vững để bảo vệ đa dạng sinh học”.
Từ chính địa phương có nguồn gốc bản địa và các cơ sở nhân giống uy tín.